VN

Bọc Răng Sứ Bao Lâu Thì Ăn Được Bình Thường?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?
2. Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?
3. Mới bọc răng sứ nên ăn gì?
4. Sau khi làm răng sứ nên kiêng gì?
5. Những điều cần lưu ý sau khi bọc răng sứ


Để tiến hành bọc răng sứ, răng thật cần bọc sứ sẽ được mài cùi theo một tỉ lệ nhất định để làm trụ đỡ cho mão sứ phía trên. Việc mài răng này tuy đã được tính toán chi tiết và đảm bảo an toàn từ trước nhưng dù ít dù nhiều thì đây cũng là hành động mang ý nghĩa tác động đến răng. Có lẽ vì vậy mà sau khi bọc sứ, khách hàng quan tâm rất nhiều đến việc bọc răng sứ bao lâu thì ăn được bình thường.

1. Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?

 

Bọc răng sứ là phương pháp mài cùi chiếc răng cần được phục hình theo một tỷ lệ an toàn nhất định để tiến hành gắn mão răng sứ phía trên. Mão răng sứ được chế tác với hình dạng, màu sắc, kích thước giống như răng thật và mang tính cá nhân hóa đối với mỗi khách hàng. Chính vì vậy mà nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì rất khó để phân biệt đâu là răng giả.

Mục đích của phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ là khắc phục tình trạng răng gặp những vấn đề như sứt, mẻ, lệch lạc,... cũng như giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai bình thường. Chính vì vậy mà sau khi bọc răng sứ hoàn toàn có thể ăn uống được như bình thường

Răng sứ có thể đáp ứng tối ưu nhất mọi hoạt động như xé, cắn, nghiền nhỏ thức ăn như răng thật. Thậm chí, nhiều trường hợp sau khi bọc răng sứ, quá trình ăn nhai còn diễn ra thuận lợi hơn so với trước kia do nhiều loại răng sứ chịu được lực lớn hơn gấp 5 lần răng thật. 

2. Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?

 

Với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, răng sứ được chế tác ngày càng mỏng dần nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng và độ bền cực kì chắc chắn. Điều này có nghĩa là tỉ lệ răng thật bị mài đi để làm trụ đỡ mão sứ sẽ được giảm đi khá nhiều, bảo tồn được tối đa phần men răng thật. 

Về lý thuyết, việc mài răng được chỉ định và tuân thủ theo đúng tỷ lệ an toàn nên không gây ảnh hưởng quá nhiều nên khách hàng có thể ăn uống bình thường sau khi bọc răng sứ mà không cần phải lo lắng gì nhiều.

Trên thực tế, răng sau khi chịu bất kỳ tác động nào cũng phải cần có khoảng thời gian để hồi phục, thời gian này dao động từ 30 phút đến 60 phút tùy vào từng trường hợp cụ thể cũng như cơ địa của mỗi người. 

Sau khoảng thời gian này, khách hàng có thể ăn tất cả mọi loại thực phẩm tốt cho cơ thể và sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trong 48 tiếng đồng hồ đầu tiên sau khi bọc răng, mối liên kết giữa răng sứ và trụ răng thật chưa thật sự đủ mạnh để chịu một lực ăn nhai lớn. Chính vì vật mà ở thời điểm này, khách hàng cần có chế độ ăn uống hợp lý với những thực phẩm mềm, dễ nhai, tránh một số loại thực phẩm nhất định để không làm đứt gãy liên kết giữa răng sứ và cùi răng. 

Chế độ ăn uống này nên duy trì khoảng 1 tuần từ sau khi bọc răng sứ. Bên cạnh đó, nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, flour có trong sữa, phomat, cá biển, đậu phụ, rau xanh,... để giúp răng nhanh chóng hồi phục khỏe mạnh.

3. Mới bọc răng sứ nên ăn gì?

 

Sau khi hoàn tất quá trình bọc răng sứ thẩm mỹ, khách hàng nên bổ sung một số loại thực phẩm sau:

  3.1. Thực phẩm giàu canxi

Các thực phẩm chứa nhiều canxi như: Sữa chua, cá, tôm, các loại hạt, cua biển,... sẽ giúp hàm răng nhanh chóng hồi phục và chắc khỏe. Lưu ý cần chế biến kỹ lưỡng nguyên liệu như tôm, cua để tránh dùng lực nhai quá nhiều.

  3.2. Đồ ăn mềm, dễ nhai

 

Mặc dù răng sứ có độ chịu lực như răng thật nhưng trong 1 tuần đầu tiên sau khi bọc sứ chỉ nên ăn một số loại thực phẩm mềm, dễ nhai để tránh làm răng sứ bị gãy vỡ, từ đó răng thật bên trong cũng có thể bị ảnh hưởng.

  3.3. Cung cấp vitamin C

Vitamin C từ các loại hoa quả như: táo, dâu tây, dứa, ổi, cam,... là sự lựa chọn tuyệt vời để cải thiện tình trạng răng sau khi bọc răng sứ. Bên cạnh đó, chúng còn giúp làm sạch và trắng sáng răng rất hiệu quả.

  3.4. Rau xanh


Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của khách hàng sau khi bọc sứ. Cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể để không bị thiếu hụt năng lượng, chất dinh dưỡng dẫn tới một số vấn đề sức khỏe khác. 

  3.5. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ giúp rửa trôi đi các mảng bám trên răng cũng như một số loại vi khuẩn gây các bệnh lý nha chu.

  3.4. Bổ sung chất đạm

Các chất đạm như thịt gà, cá, trứng,... cần được nấu chín và sơ chế kĩ lưỡng để tránh dùng lực cắn xé quá nhiều.

4. Sau khi làm răng sứ nên kiêng gì?


Các thực phẩm cần kiêng sau khi bọc răng sứ như sau:

  4.1. Thức ăn quá nóng hoặc lạnh

Do răng thật bên trong đã bị mài nhỏ nên sẽ trở nên rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu lựa chọn loại mão sứ kim loại có tính dẫn nhiệt tốt thì tình trạng ê buốt răng là không tránh khỏi khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

  4.2. Thực phẩm nhiều đường

Kể cả khi đã bọc sứ thì lượng đường còn sót lại trong khoang miệng khi sử dụng những thực phẩm quá ngọt cũng sẽ khiến răng bị sâu.

  4.3. Bọc răng sứ có ăn được đồ cứng không?


Việc dùng một lực quá lớn để cắn xé thức ăn trong khoảng 1 tuần đầu tiên sau khi bọc sứ có thể sẽ khiến răng sứ bị bong ra. Lí do là vì lúc này sự liên kết giữa mão răng sứ và cùi răng thật phía trong chưa thật sự vững chắc để có thể chịu một lực tác động lớn. Đặc biệt đối với trường hợp dán sứ Veneer ở răng cửa thì rất dễ bị bong tróc.

  4.4. Nước có ga

Nước có ga thường có màu sẫm, điều này sẽ khiến răng sứ bị bám màu và dần không còn được trắng sáng như ban đầu.

  4.5. Các chất kích thích khác

Một số chất kích thích khác như bia, rượu hay thuốc lá cũng có thể phá hỏng sự liên kết giữa mão răng sứ và cùi răng thật. 

5. Những điều cần lưu ý sau khi bọc răng sứ


  5.1. Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày để tránh tình trạng thức ăn dư thừa còn sót lại kẽ răng, điều này có thể hình thành các mảng bám vôi răng gây sâu răng, viêm nướu,...

Sử dụng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa thay vì tăm để làm sạch răng nhưng vẫn không làm tổn thương đến răng.
Kết hợp cùng kem đánh răng có chứa flour để hỗ trợ răng thêm chắc khỏe.

Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng sau khi đánh răng xong.

  5.2. Thăm khám định kỳ


Tái khám định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần theo chỉ định của bác sĩ nha khoa để được kiểm tra về độ tương thích, độ khít của viền nướu cũng như có thể kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng khác nếu có.

Đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp các triệu chứng như đau nhức răng, ê buốt, khó khăn khi ăn nhai sau khi bọc răng sứ.

Trường hợp răng sứ bị nứt, vỡ do ăn nhai hay tai nạn thì cần phải tiến hành phục hình lại từ đầu.

Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được bình thường phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người cũng như chế độ chăm sóc sau khi bọc sứ. Khách hàng có thể yên tâm ăn uống bình thường khi cảm thấy liên kết giữa mão răng sứ và trụ răng thật bên trong đã bắt đầu trở nên ổn định và chắc chắn.