VN

Bọc răng sứ có tốt không? Có nên bọc răng sứ thẩm mỹ không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Bọc răng sứ là gì?
2. Bọc răng sứ có tốt không?
3. Những trường hợp không nên bọc răng sứ
4. Những ảnh hưởng có thể xảy ra sau khi bọc răng sứ 
5. Quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ
6. Bọc răng sứ có đau không?
7. Tuổi thọ của răng sứ bao lâu?

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình được ưa chuộng nhằm nâng cao tính thẩm mỹ cho răng và sẽ có hiệu quả sau khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên việc bọc răng sứ có tốt không còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn có đủ để tiến hành bọc sứ hay không.

boc-rang-su-co-tot-khong

1. Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình được lựa chọn phổ biến để khắc phục những khuyết điểm thẩm mỹ của răng. Để tiến hành phương pháp bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài đi phần men của răng thật theo tỉ lệ xác định. Răng thật đã được mài cùi sẽ được làm giá để đỡ phần mão răng sứ phía trên. Mão răng sứ được làm với hình dáng, kích thước và màu sắc tương đồng với răng thật nên sẽ mang lại hiệu quả thẩm mỹ rất cao. 

2. Bọc răng sứ có tốt không?

boc-rang-su-co-tot-khong

Làm răng sứ có tốt không? Nếu tiến hành bọc răng sứ theo quy trình chuẩn quốc tế sẽ mang lại những lợi ích như sau:

2.1. Nâng cao thẩm mỹ

Bọc răng sứ có thể khắc phục hoàn toàn những vấn đề về răng như: răng xỉn màu, răng thưa, răng không đều, răng bị mẻ hay hô, móm ở mức độ nhẹ. Bên cạnh đó, màu sắc của mão răng sứ cũng sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với làn da của bạn, để hàm răng đều, đẹp một cách tự nhiên.

2.2. Tiết kiệm thời gian

So với một phương pháp chỉnh nha khá phổ biến khác là niềng răng, yếu tố thời gian là ưu điểm mạnh nhất của phương pháp bọc răng sứ. Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 1-2 năm, trong khi chỉ sau khoảng 3 ngày với phương pháp bọc răng sứ bạn đã có thể sở hữu cho mình một nụ cười mới.

2.3. Độ bền răng sứ cao


Răng sứ có nhiều loại, thường được chế tác toàn bộ từ sứ hoặc một phần được chế tạo từ các kim loại cứng, Titan. Các loại vật liệu này được kiểm định có độ bền rất cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sự ổn định lâu dài của răng sứ. 

2.4. răng sứ bảo vệ răng thật tốt

Trong môi trường khoang miệng, nhiệt độ, vi khuẩn sẽ khiến các bệnh lý như sâu răng, nha chu rất dễ phát sinh hay tái phát. Việc bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng thật khỏi những tác động mạnh như ăn nhai hay vi khuẩn do thức ăn thừa còn bám lại. 

2.5. Giúp phục hồi khả năng ăn nhai 

Bọc răng sứ giúp khắc phục một phần tình trạng răng mọc sai lệch, sai khớp cắn nên sẽ cải thiện tương đối khả năng ăn nhai.

3. Những trường hợp không nên bọc răng sứ


Dù có nhiều lợi ích, nhưng bọc răng sứ không phải là phương pháp dành cho mọi trường hợp răng miệng.

3.1. Sai lệch khớp cắn nặng

Đối với những trường hợp hô, móm nặng do cấu trúc xương hàm thì bọc răng sứ hoàn toàn không có tác dụng. Bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng hoặc tiến hành làm phẫu thuật để đưa xương hàm về đúng vị trí.

3.2. Răng bị lung lay

Đối với người trưởng thành, răng bị lung lay nghĩa là chân răng đã không còn chắc chắn. Nếu như tiến hành mài cùi răng sẽ làm răng trở nên yếu hơn, dễ tổn thương hơn. Chân răng cũng không đủ chắc khỏe để đỡ được mão sứ bên ngoài.

3.3. Răng mắc các bệnh lý khác

Đối với trường hợp răng bị sâu, nhiễm trùng hay viêm nha chu nặng thì không thể tiến hành mài cùi răng để bọc răng sứ.

3.4. Răng nhạy cảm

Trong quy trình bọc răng sứ sẽ có bước mài cùi răng thật, việc này tuy không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng hay tủy răng nhưng nếu bạn có một hàm răng nhạy cảm thì rất có thể sẽ gặp vấn đề khi ăn uống.

->> Xem thêm: Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không? Có đau không?
                         Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Khắc Phục?

4. Những ảnh hưởng có thể xảy ra sau khi bọc răng sứ 


Nếu chọn phải những nha khoa không uy tín hoặc chọn bọc các loại răng sứ không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra những hậu quả như sau:

4.1. Đau nhức, khó chịu

Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu kéo dài nếu trước khi tiến hành bọc răng sứ bác sĩ không chữa khỏi triệt để các bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy, viêm nướu,... Bên cạnh đó, nếu có cảm giác đau đớn khi ăn nhai thì nguyên nhân là do mão sứ được gắn cách cùi răng quá xa, cần phải đến nha khoa để điều chỉnh kịp thời.

4.2. Răng dễ bị tổn thương 

Trong quá trình mài răng, có thể bác sĩ bất cẩn, không chuyên nghiệp chạm đến tủy răng nên răng sẽ không còn chắc khỏe như trước. Từ đó, răng sẽ dễ dàng bị tổn thương hơn khi ăn đồ ăn quá cứng, quá dai hoặc khi bị va đập mạnh.

4.3. Viêm tủy răng


Trong trường hợp tủy răng bị ảnh hưởng quá nhiều sẽ dẫn đến bị viêm tủy răng. Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất vì rất dễ làm chết răng vĩnh viễn.

4.4. Mất đi hình dáng răng thật

Răng dù có cấu tạo nhiều lớp nhưng lại không có khả năng tự tái tạo khi bị tổn thương, việc mài cùi răng sẽ khiến răng thật nhỏ đi và không thể phục hồi về hình dáng ban đầu.

->> Xem thêm: Bọc Răng Sứ Có Bền Không? Có Được Vĩnh Viễn Không?
                         Bọc răng sứ có hại không? Có ảnh hưởng gì xấu không?

5. Quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ


Một quy trình bọc răng sứ chuẩn quốc tế sẽ gồm các bước cơ bản sau:

5.1. Thăm khám tổng quát

Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình hình răng miệng của khách hàng và tiến hành chụp X-quang nếu cần thiết. Nếu tình trạng răng phù hợp để bọc sứ, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng các loại răng sứ phù hợp.

Ngoài ra, các bệnh lý như viêm nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng,.. sẽ phải được điều trị dứt điểm trước khi bọc răng sứ.

5.2. Gây tê

Trước khi gây tê ở những vùng răng bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành các bước vệ sinh răng miệng như lấy cao răng.

5.3. Mài răng và lấy dấu cùi răng

Bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật để làm trụ đỡ cho gắn sứ phía trên, việc mài cùi răng phải diễn ra thật cẩn thận, chính xác để không để lại hậu quả về sau. Sau đó, dấu cùi răng sẽ được lấy bằng vật liệu chuyên dụng và gửi về phòng Labo để chế tác răng sứ. Trong thời gian chờ đợi răng sứ được hoàn thiện, bạn sẽ được gắn tạm thời răng bằng Acrylic để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

5.4. Gắn răng sứ 

Sau khi gắn thử răng sứ và điều chỉnh nếu cần thiết, răng sứ sẽ được gắn cố định vào cùi răng thật bằng loại keo chuyên dụng.

6. Bọc răng sứ có đau không?

Về bản chất, mài cùi răng để bọc sứ chỉ là mài lớp men răng bên ngoài, không làm ảnh hưởng đến tủy răng hay cấu trúc răng nên sẽ không có cảm giác đau đớn. Mặc dù trong quá trình mài răng sẽ không tránh khỏi cảm giác ê buốt nhưng bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để bạn không cảm thấy quá khó chịu

7. Tuổi thọ của răng sứ bao lâu? 


Tuổi thọ của răng sứ kéo dài khoảng 5-20 năm tùy thuộc vào những yếu tố sau đây:

7.1. Các loại răng sứ

 - Răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại nếu được bọc theo đúng quy trình sẽ có tuổi thọ khoảng 5-10 năm. Dòng răng sứ này có tuổi thọ tương đối ngắn là vì quá trình oxi hóa kim loại xảy ra trong khoang miệng sẽ dẫn đến hiện tượng đen viền nướu.

 - Răng sứ toàn sứ

Các dòng răng toàn sứ trên thị trường có tuổi thọ từ 15-20 tùy loại. Đặc trưng của dòng răng sứ này là được làm hoàn toàn từ sứ, và đã được kiểm định an toàn với răng miệng và không bị đen viền nướu.

7.2. Vị trí đặt răng sứ

Nếu răng sứ được gắn ở vị trí phải chịu lực nhiều trong quá trình ăn nhai sẽ ảnh hưởng đến độ bền bỉ của răng.

7.3. Cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ

Cần phải có chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng phù hợp để không làm tổn thương và đồng thời kéo dài tuổi thọ răng sứ.

Vậy việc bọc răng sứ có tốt không còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của bạn và các yếu tố khác. Tuy nhiên, nên lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng cùng với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để không gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến răng miệng.