VN

Răng sữa bị chết tủy: nguyên nhân và cách điều trị

Thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng chưa tốt ở trẻ em là một trong những nguyên nhân khiến cho răng sữa bị chết tủy. Vậy khi răng sữa bị chết tủy thì có những phương pháp điều trị nào?

1. Nguyên nhân dẫn đến răng sữa bị chết tủy

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rang sua bị chết tủy ở trẻ em là do sâu răng và chấn thương răng.
- Ở độ tuổi của trẻ rất thích ăn các thực phẩm nhiều đường như: bánh, kẹo, mứt, sữa,... nhưng lại có thói quen chăm sóc và vệ sinh răng chưa tốt. Các vụn thức ăn không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công răng, dẫn đến sâu răng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sâu răng sẽ tiếp tục tấn công đến tủy, gây viêm tủy, chết tủy.


- Răng sữa khá mềm và dễ bị gãy, nứt, mẻ khi va chạm hoặc có lực mạnh tác động. Khi răng bị nứt, hãy và để lộ phần ngà răng, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong, dẫn đến răng bị chết tủy.

2. Răng sữa bị chết tủy có ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn không?

Khá nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi rang sua bi chet tuy sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, khiến cho răng mới không thể mọc lên được nữa. Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều trị tủy cho răng sữa sẽ không ảnh hưởng đến việc mọc răng mới.
Ngược lại, khi răng của trẻ có dấu hiệu viêm tủy, chết tủy mà không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cho trẻ bị đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe khá nghiêm trọng. 

3. Quy trình điều trị răng sữa bị chết tủy được thực hiện như thế nào?

Tùy theo tình trạng răng, độ tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là hai phương pháp phổ biến nhất giúp khắc phục tình trạng răng sữa bị chết tủy:

Nhổ răng
Nếu như răng bị viêm tủy khá nặng và kết quả chụp phim cho thấy, trong vòng 6 - 8 tháng tới răng mới sẽ mọc lên thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. 
Vì nếu nhổ răng quá sớm thì sẽ tạo khoảng trống trên cung hàm, khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai.
Mặt khác, răng còn tác động lực lên xương hàm, kích thích xương phát triển. Nếu thiếu răng thì xương hàm sẽ trở nên mỏng và yếu hơn.

Điều trị tủy răng
Đây là phương pháp hiệu quả nhất và được bác sĩ ưu tiên lựa chọn. 
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy phần tủy bị viêm ra khỏi buồng tủy, sau đó lấp đầy buồng tủy bằng vật liệu nhân tạo. Nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và khôi phục chức năng ăn nhai hiệu quả hơn.

 

4. Cách phòng ngừa viêm tủy ở trẻ

- Hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng, tối thiểu 2 lần mỗi ngày sáng và tối.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng.
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường như: bánh, nước ngọt có ga, kẹo, mứt, trái cây sấy,..
- Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra và điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có) một cách kịp thời.

Nếu con của bạn đang có tình trạng răng sữa bị chết tủy, bạn lo lắng không biết phải điều trị như thế nào, thì hãy đến ngay nha khoa Bảo Việt để các bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định điều trị nhé!