GIẢI ĐÁP 1001 CÂU HỎI XOAY QUANH VẤN ĐỀ NIỀNG RĂNG MÓM
Niềng răng móm có đau không? Niềng răng móm trong bao lâu thì hết móm? Cần lưu ý những gì trong quá trình niềng răng móm? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng móm
Răng móm là tình trạng sai lệch khác của hàm và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Thói quen mút tay, ngậm ti giả trong một thời gian dài
- Do xương hàm và răng phát triển bất thường.
2. Có những phương pháp niềng răng móm nào hiệu quả hiện nay?
Các phương pháp niềng răng móm mang lại hiệu quả cao như:
- Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại
- Niềng răng móm bằng mắc cài sứ
- Niềng răng móm bằng mắc cài tự buộc
- Niềng răng móm bằng khay niềng trong suốt

3. Quy trình niềng răng móm gồm những bước nào?
Tại nha khoa Bảo Việt, quy trình niềng răng móm tuân thủ đúng theo các bước sau:
Bước 1: Thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát
Bước 2: Lên kế hoạch, lập kế hoạch điều trị
Bước 3: Tiến hành niềng răng dựa vào kế hoạch đã đề ra trước đó
Bước 4: Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà và hẹn lịch tái khám.

4. Niềng răng móm có đau không?
Để điều chỉnh răng móm, bác sĩ sẽ sử dụng lực siết của mắc cài và dây cung để điều chỉnh răng về đúng vị trí. Trong thời gian đầu, có thể bạn chưa quen nên sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu. Sau một thời gian đã quen rồi thì sẽ cảm thấy bình thường.
5. Niềng răng móm có phải nhổ răng không?
Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể. Nếu răng mọc chen chúc, lộn xộn thì bác sĩ sẽ nhổ bớt một vài răng để tạo khoảng trống, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí.
6. Độ tuổi niềng răng móm bao nhiêu là hợp lý?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu răng bị lệch lạc thì cần thực hiện niềng răng càng sớm càng tốt. Độ tuổi lý tưởng để niềng răng chỉnh nha là từ 10 - 18 tuổi. Ở giai đoạn này, xương hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển và có thể nắn chỉnh dễ dàng.
7. Niềng răng móm thì nên ăn gì?
Để mắc cài không bị bung tuột, bạn nên lưu ý lựa chọn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt hoặc chia nhỏ thức ăn, giúp quá trình ăn uống trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả tốt hơn.

8. Cách chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng
Trong thời gian niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài, bạn nên chú trọng vệ sinh răng miệng kỹ càng. Bởi thức ăn rất dễ giắt vào kẽ răng, mắc cài,.. Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công và dẫn đến các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...