VN

Trám Răng Là Gì? Quy trình trám răng chuẩn y khoa

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Trám răng là gì?
2. Khi nào nên trám răng?
3. Các vật liệu trám răng thường dùng
4. Quy trình trám răng trực tiếp
5. Quy trình trám răng gián tiếp
6. Các vấn đề sau khi trám răng
7. Chăm sóc răng sau khi trám 

Trám răng là một kỹ thuật mà các lỗ hở và khoảng trống trên răng được lấp đầy nhằm làm tăng tính thẩm mỹ và phục hồi chức năng của răng. Quy trình trám răng diễn ra khá nhanh chóng và là giải pháp khá phổ biến đối với tình trạng sâu răng nhẹ, các mô răng sâu sẽ được nạo sạch và vật liệu chuyên dụng sẽ được đổ vào để thay thế cho những gì đã bị lấy đi. 

1. Trám răng là gì?

tram-rang-la-gi

Trám răng là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, những lỗ hổng trên răng sẽ được lấp đầy bằng vật liệu chuyên dụng. Răng sau khi trám sẽ có hình dạng và chức năng y hệt như ban đầu, không gây khó chịu hay cản trở trong quá trình ăn nhai.

2. Khi nào nên trám răng?

Kỹ thuật trám răng thường được áp dụng cho các trường hợp sau:

2.1. Trám răng sâu

Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến do hấp thụ quá nhiều đường và tinh bột mà khi vệ sinh răng không thể làm sạch triệt để. Biểu hiện của sâu răng là xuất hiện các vệt đen nhỏ li ti trên bề mặt răng, vi khuẩn trong các vệt đen sẽ tấn công cấu trúc của răng đến khi răng bị hư và không giữ lại được. Nếu không được điều trị sớm, các lỗ hổng trên răng sẽ ngày càng lớn và lan dần ra xung quanh.

Phương pháp trám răng sâu thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp răng chỉ mới bị sâu và lỗ sâu nhỏ. Để trám răng sâu, trước tiên phải nạo sạch phần mô răng bị sâu, sau đó lỗ hở sẽ được lấp đầy bằng vật liệu trám răng. 

Xem thêm: Nguyên nhân gây sâu răng và cách phòng ngừa

2.2. Trám răng mẻ

Răng bị sứt mẻ thường là do tai nạn hoặc phải chịu một lực cơ học mạnh hoặc cắn phải vật gì đó quá cứng làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Trám răng là phương pháp hiệu quả để che lấp đi các vết nứt, phục hồi thẩm mỹ cho hàm răng.

2.3. Trám răng thưa

Tram-rang-thua

Răng thưa là tình trạng các răng nằm tại các vị trí cách xa nhau trên cung hàm làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của toàn thể khuôn mặt và đặc biệt tại vùng răng cửa. Vì vậy, trám răng cửa thưa là phương pháp thẩm mỹ giúp hàm răng trở nên khít sát, thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, nếu khoảng thưa răng quá lớn, vết trám răng sẽ trở nên to và mất cân đối nên phương pháp trám răng thưa thường được chỉ định đối với trường hợp khoảng hở giữa các răng nhỏ hơn 2mm.

2.4. Trám răng thay thế vết trám cũ

Tuổi thọ của những vết trám không được kéo dài vĩnh viễn mà theo thời gian sẽ bị bong tróc do hoạt động ăn nhai và các phản ứng trong khoang miệng. Lúc này, cần phải tiến hành trám lại răng để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và tấn công lại vào lỗ hở của răng.

->> Xem thêm: Có nên trám răng thưa không?

3. Các vật liệu trám răng thường dùng

vat-lieu-tram-rang

Mỗi loại vật liệu trám răng sẽ có ưu và nhược điểm riêng phù hợp với giá thành của chúng: 

3.1. Vật liệu trám răng bằng vàng

Việc sử dụng miếng trám bằng vàng hay một số các kim loại quý khác sẽ làm tăng độ cứng chắc cho miếng trám.

- Ưu điểm của vàng: Kim loại vàng không chỉ có màu sắc sang trọng, bị mài mòn chậm hơn so với các loại vật liệu khác mà còn có khả năng chịu được lực nhai lớn hơn rất nhiều. 

- Nhược điểm: Chi phí trám răng bằng vàng thường khá cao và việc trám răng sẽ mất nhiều thời gian hơn vì khách hàng sẽ phải đến nha khoa khoảng 2 lần để hoàn tất quá trình trám răng. 

3.2. Amalgam trám răng

Amalgam là hỗn hợp gồm bạc, thiếc, kẽm, đồng và thủy ngân (chiếm gần 50%) có màu như mảnh bạc. Đây là vật liệu trám răng đã có từ lâu đời và có giá thành thấp nhất hiện tại.

- Ưu điểm: Amalgam có độ bền khá cao, lên đến 10-15 năm, giá thành thấp hơn các loại vật liệu khác và chịu được lực nhai khá lớn.

- Nhược điểm: Màu miếng Amalgam không trùng với màu răng thật nên sẽ gây mất thẩm mỹ hàm răng và đôi khi cũng có thể làm các mô xung quanh bị đổi thành màu xám. Do có chứa thành phần thủy ngân nên nhiều người dễ bị dị ứng trong quá trình sử dụng.

3.3. Sứ trám răng

Trám răng bằng sứ Inlay - Onlay cũng là một kỹ thuật khá phổ biến hiện nay, phù hợp với trường hợp răng bị sứt mẻ lớn.

- Ưu điểm: Răng trám sứ có tuổi thọ trung bình lên đến 10 năm và có màu sắc giống như răng thật nên mang lại tính thẩm mỹ rất cao. Bên cạnh đó, vật liệu sứ cũng có khả năng chống bám bẩn và ăn mòn rất tốt.

- Nhược điểm: Vì có những ưu điểm khá nổi bật nên vật liệu sứ có già thành khá cao.

3.4. GIC trám răng

Vật liệu GIC được cho là men răng nhân tạo, phù hợp với tình trạng mòn cổ chân răng hay răng cửa bị nứt, vỡ. 

- Ưu điểm: GIC có màu trắng bột, tính thẩm mỹ tương đối cao nhưng không bằng Composite. Bên cạnh đó, GIC có chứa Fluor chống sâu răng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập lại vào răng.

- Nhược điểm: Do khả năng chống mòn và chịu lực chưa tốt nên GIC chỉ được sử dụng cho răng cửa, không trám cho răng hàm vì sẽ gây khó khăn khi ăn uống.

3.5. Vật liệu trám răng Composite

Composite (Nhựa tổng hợp nha khoa) là hỗn hợp gồm các hạt nhựa và thủy tinh mịn và là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Composite thường được dùng để trám ở các vị trí có thể nhìn thấy của răng để phục hồi thẩm mỹ.

- Ưu điểm: Composite có màu trắng ngà khá giống răng thật nên sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ khi dùng để trám răng. Vật liệu này có khả năng tương thích sinh học cao với cơ thể nên hoàn toàn an toàn, lành tính.

- Nhược điểm: Composite có đặc điểm sẽ dần co lại sau khi trám nên dần dần sẽ xuất hiện những lỗ hổng nhỏ và chỗ trám chỉ duy trì được khoảng 5 năm. Composite cũng không có khả năng chịu được lực ăn nhai quá lớn.

->> Xem thêm: Trám Răng Bao Nhiêu Tiền Hiện Nay?

4. Quy trình trám răng trực tiếp

quy-trinh-tram-rang-truc-tiep

Quy trình trám răng trực tiếp khá đơn giản và chỉ cần đến nha khoa một lần để hoàn thành điều trị. Quy trình chỉ diễn ra trong khoảng 20-30 phút tùy tình trạng răng miệng.

4.1. Thăm khám tổng quát

Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng sâu răng, xác định kích thước và mức độ của lỗ sâu cũng như tư vấn một số loại vật liệu dùng để trám răng.

4.2. Gây tê

Khoang miệng sẽ được vệ sinh kỹ lưỡng trước khi được gây tê cục bộ tại vị trí cần trám để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Đối với trường hợp răng sâu, mô răng sâu sẽ được cạo sạch triệt để trước khi trám răng.

4.3. Tiến hành trám răng

Vật liệu dùng để trám răng sẽ được đổ vào lỗ cần trám. Ban đầu vật liệu sẽ ở dạng lỏng, sau khoảng 40 giây chiếu laser sẽ đông cứng lại do có phản ứng quang trùng hợp.

4.4. Đánh bóng

Bác sĩ sẽ loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa và đánh bóng lại bề mặt để vết trám không gây cộm cấn, khó chịu.

->> Xem thêm: Trám răng có đau không? Trám răng rồi có bị sâu lại không?

5. Quy trình trám răng gián tiếp


Quy trình trám răng gián tiếp còn được biết đến là quy trình trám răng Inlay-Onlay. Đây là quy trình trám răng hoàn toàn hiện đại giúp giảm thiểu tối đa khe hở giữa mô răng và miếng trám:

5.1. Thăm khám tổng quát

Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng sâu răng, xác định kích thước và mức độ của lỗ sâu cũng như tư vấn một số loại vật liệu dùng để trám răng.

5.2. Gây tê

Khoang miệng sẽ được vệ sinh kỹ lưỡng trước khi được gây tê cục bộ tại vị trí cần trám để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Đối với trường hợp răng sâu, mô răng sâu sẽ được cạo sạch triệt để trước khi trám răng.

5.3. Lấy dấu răng

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng bằng vật liệu chuyên dụng để tạo hình miếng trám đúng theo hình dạng và kích thước lỗ trống.

5.4. Gắn miếng trám

Thông thường miếng trám sẽ được chế tác xong chỉ sau một vài ngày. Lúc này bác sĩ sẽ gắn cố định miếng trám vào lỗ hở bằng xi măng chuyên dụng.

6. Các vấn đề sau khi trám răng

cac-van-de-sau-khi-tram-rang

Trám răng và kỹ thuật khá đơn giản và được áp dụng phổ biến nhưng vẫn có thể có một vài tác dụng phụ sau khi trám:

6.1. Răng trở nên đau nhức và nhạy cảm

Sau khi trám, răng có thể sẽ khá nhạy cảm với thức ăn hay nhiệt độ, Tình trạng này sẽ chấm dứt chỉ sau vài tuần và bạn sẽ không cần dùng đến thuốc giảm đau. Ngoài ra, vùng răng và nướu xung quanh vị trí vừa trám cũng có thể hơi đau và nhạy cảm. Việc này xảy ra do răng mới trám truyền tín hiệu đau cho các răng lân cận và cơn đau sẽ tự hết sau 1-2 tuần. 

6.2. Không thích nghi với vật liệu trám

Một số người sẽ gặp phải tình trạng bị dị ứng với vật liệu trám răng. Phản ứng dị ứng với miếng dán Amalgam là hoàn toàn có thể xảy ra do thủy ngân hoặc một số kim loại trong hỗn hợp. Triệu chứng dị ứng cũng tương tự như dị ứng da như phát ban và ngứa. Đối với trường hợp này, nên gặp bác sĩ để điều trị cũng như tiến hành đổi vật liệu trám.

6.3. Vết trám bị bong tróc

Vết trám nếu không được trám đúng kỹ thuật sẽ rất dễ dàng bị bong tróc, nứt vỡ khi phải chịu áp lực liên tục từ hoạt động ăn nhai. Nếu miếng trám bị vỡ, vụn thức ăn và vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập, làm tăng nguy cơ sâu răng hay có thể dẫn đến tình trạng viêm tủy răng hoặc áp xe răng nếu không được phát hiện kịp thời.

7. Chăm sóc răng sau khi trám


Cần thực hiện chăm sóc răng đúng cách để kéo dài tuổi thọ miếng trám:

7.1. Vệ sinh răng miệng

Nên chải răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm với lực vừa phải để tránh miếng trám bị mài mòn. Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vụn thức ăn thừa trong kẽ răng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

7.2. Chế độ ăn uống

Không nên ăn hoặc uống gì trong vòng 2 giờ đầu sau khi trám răng để vật liệu trám đạt độ cứng phù hợp và thích ứng với răng. Nếu lựa chọn miếng trám Amalgam, nên tránh các thực phẩm dai, cứng ít nhất trong vòng 2 ngày và hạn chế sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh tình trạng ê buốt.

Trám răng là dịch vụ nha khoa khá đơn giản và phổ biến mà bạn có thể tìm thấy ở mọi cơ sở nha khoa lớn nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng trám răng bạn nên tìm đến những bác sĩ có kinh nghiệm, trình độ cao cùng với cơ sở nha khoa uy tín, có trang bị công nghệ hiện đại. Nếu bạn đang quan tâm đến trám răng thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa quốc tế BIK để được bác sĩ khám, chụp X-quang và tư vấn miễn phí 100%.