VN

Áp xe răng là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị tốt nhất

Áp xe răng là một vấn đề nha khoa nguy hiểm cần được chữa trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn. Vậy, làm sao để nhận biết dấu hiệu của áp xe răng và phương pháp điều trị, cũng như cách phòng ngừa? Hãy cùng khám phá thông tin trong bài viết dưới đây với Nha khoa Quốc tế BIK nhé!

Áp xe răng là gì?

 Mục lục

1. Áp xe răng là gì? Có mấy loại 2. Dấu hiệu áp xe răng 3. Nguyên nhân bị áp xe răng 4. Áp xe răng có nguy hiểm không? 5. Cách điều trị khi bị áp xe răng 6. Cách phòng ngừa áp xe răng

Áp xe răng là gì? Có mấy loại?

Áp xe răng là một vấn đề nghiêm trọng, khi có sự hình thành của ổ mủ dưới chân răng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, việc chẩn đoán áp xe răng có thể được thực hiện theo hai trường hợp sau:

Áp xe quanh chân răng có ổ

Đây là tình trạng tủy và nướu bị phá hủy do sự lâu ngày của sâu răng không được chữa trị. Áp lực xung quanh răng có thể gây tổn thương đến các vùng khác như xương, lợi và màng xương răng,...

Áp xe quanh chân răng có ổ

Áp xe nha chu

Áp xe nha chu là hiện tượng vi khuẩn tích tụ trên mảng bám thức ăn trên răng gây viêm nhiễm và hình thành túi nha chu.

Dấu hiệu áp xe răng

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết về tình trạng áp xe răng:

  • Răng đau nhức mạnh mẽ ngay cả khi ăn thức ăn nhẹ.
  • Răng đau khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.
  • Nướu răng sưng tấy.
  • Dưới chân răng xuất hiện mủ, khi chạm vào có cảm giác đau và mủ chảy ra.
  • Miệng có mùi hôi, tanh do mủ tiết ra.

Dấu hiệu áp xe răng

Nguyên nhân bị áp xe răng

Bệnh áp xe chân răng xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Không vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
  • Viêm nha chu diễn biến nặng.
  • Răng lấy tủy bị hỏng.
  • Răng bị nứt, vỡ do ngoại lực hoặc tai nạn.
  • Sâu răng, viêm tủy không được điều trị kịp thời.
  • Người bị tiểu đường, tim mạch thường dễ suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh áp xe chân răng.

Nguyên nhân áp xe răng

Áp xe răng có nguy hiểm không?

Đa số bệnh nhân đặt câu hỏi liệu áp xe răng có tự khỏi không? Câu trả lời là không, vì bệnh lý áp xe răng chỉ có thể được chữa trị hoàn toàn thông qua các phương pháp nha khoa thích hợp. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân áp xe răng có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm:...

Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc

Hậu quả này xảy ra khi vi khuẩn lây lan đến tim, não và các cơ quan khác trong cơ thể. Khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, nhiễm trùng máu có thể gây tử vong.

Viêm mô lan tỏa

Khi viêm mô lan lan tỏa đến vòm miệng và gây áp xe sàng miệng, các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến nghẽn đường hô hấp và gây tử vong. Tuy nhiên, nếu điều trị áp xe răng kịp thời, có thể ngăn chặn biến chứng này.

Áp xe ngoài mặt

Áp xe bên ngoài miệng gây viêm nhiễm và sưng tấy vùng miệng và hốc mắt. Tình trạng này không chỉ gây đau rát khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Áp xe răng có nguy hiểm không

Cách điều trị khi bị áp xe răng

Các phương pháp điều trị áp xe răng được các bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng và mức độ áp xe của bệnh nhân. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp điều trị áp xe chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ ổ mủ, duy trì răng và ngăn ngừa sự phát triển của các biến chứng. Cụ thể như sau:...

Điều trị cấp

Trước hết, cần loại bỏ túi mủ áp xe dưới chân răng để ngăn chặn sự lan rộng của mủ. Bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật rạch áp xe để thoát mủ ra ngoài. Vi khuẩn sẽ được loại bỏ khỏi vùng bị nhiễm khuẩn.

Đồng thời, bệnh nhân sẽ được kê đơn sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của vùng áp xe.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được kê đơn các loại thuốc điều trị và giảm đau như kháng viêm, thuốc bổ, thuốc giảm đau...

Xem thêm: Cách điều trị áp xe răng tại nhà

Điều trị tận gốc

Sau khi điều trị áp xe răng cấp, để tránh tái phát, bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp điều trị áp xe răng từ gốc.

Cụ thể, bệnh nhân sẽ được kiểm tra và yêu cầu thực hiện các phương pháp như lấy cao răng, lấy tủy, gắp mảnh răng vỡ... Trong trường hợp áp xe nặng, việc nhổ răng là bắt buộc.

Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và ngăn ngừa tái phát. Đồng thời, bệnh nhân có thể xem xét các phương pháp như trồng răng sứ, trám răng... để khôi phục tính thẩm mỹ cho răng.

Cách điều trị áp xe răng

Cách phòng ngừa áp xe răng

Để tránh tình trạng áp xe răng, bạn cần thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách. Đầu tiên, đánh răng hai lần mỗi ngày sau khi ăn khoảng 30 phút và sử dụng nước súc miệng, nước muối sinh lý, chỉ nha khoa để giữ cho miệng luôn sạch.

Ngoài ra, hãy đi khám răng hai lần mỗi năm để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng. Trám răng để ngăn ngừa sâu răng và viêm nha chu đặc biệt là ở những vùng răng khó tiếp cận.

Phòng ngừa áp xe răng

Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung muối khoáng và vitamin. Tránh xa các loại đồ uống và thực phẩm có thể gây hại cho răng như đồ ngọt, đồ chua, đồ uống có chứa chất kích thích.

Bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích về áp xe răng. Để điều trị triệt để vấn đề này, hãy đến nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị đúng cách. Nếu còn vấn đề nào còn thắc mắc hãy liên hệ qua hotline 19008015 để được hỗ trợ tận tình.