VN

Cách trị chân răng bị đen tại nhà hiệu quả nhất

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Nguyên nhân chân răng bị đen
2. Cách trị chân răng bị đen ngay tại nhà
3. Khắc phục chân răng bị đen tại nha khoa
4. Lưu ý phòng tránh tình trạng chân răng bị đen

Chân răng bị đen không phải là một bệnh lý răng miệng nhất định nhưng đây là biểu hiện của các vấn đề răng miệng khác như cao răng dày đặc, sâu răng,... Nếu cảm thấy tình trạng này chỉ mới xuất hiện thì bạn có thể thực hiện một số cách trị chân răng bị đen tại nhà với các nguyên liệu đơn giản nhưng cần kiên trì trong thời gian dài để mang đến kết quả tốt nhất.

1. Nguyên nhân chân răng bị đen

Chân răng bị đen có thể là do các nguyên nhân sau đây:

1.1. Do mảng bám sẫm màu

Các mảng bám tại vị trí sát lợi có màu sẫm là một trong những nguyên nhân khiến chân răng bị đen. Các mảng bám này là do bạn thường xuyên ăn hay uống các loại thực phẩm có màu như chè, cà phê, socola, nước cà rốt,.. Hoặc thậm chí là khi hút thuốc lá thường xuyên hay súc miệng bằng nước súc miệng có màu như Betadine. 

Khi đánh răng, một phần mảng bám có thể được loại bỏ nhưng những vị trí sát lợi hoặc mặt trong của răng thì thường bị bỏ qua. Các mảng bám này tồn tại lâu dần sẽ chuyển thành màu đen gây mất thẩm mỹ.

1.2. Do cao răng

Cao răng là những mảng bám cứng và bám chặt vào xung quanh răng, cả trên và dưới lợi. Lúc đầu các mảng bám này chỉ có màu vàng hoặc nâu sẫm nhưng lâu dần thực phẩm bám lại, cộng thêm sự lắng đọng của vụn thức ăn khiến chúng chuyển dần thành đen. Đặc biệt ở những người hút thuốc nhiều, uống cà phê thường xuyên mà vệ sinh răng miệng không kỹ thì cao răng rất nhanh hình thành dày đặc.

Chân răng bị đen do cao răng

1.3. Do sâu răng

Khi đánh răng, phần răng ở vị trí sát lợi dễ dàng bị bỏ qua và vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công tạo thành lỗ sâu. Tổ chức ngà răng ở vị trí bị sâu sẽ bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ cứng lại và đổi sang màu sẫm đen để ngăn không cho sâu răng phát triển thêm nữa.

Sâu răng dẫn đến chân răng bị đen

1.4. Do chụp mão răng sứ

Nếu bạn lựa chọn mão răng sứ kim loại khi thực hiện phục hình thẩm mỹ thì sau 2-3 năm sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng đen chân răng. Lý do là vi phần lõi kim loại bên trong bị oxi hoá trong khoang miệng sẽ làm chuyển màu thành đen.

Hoặc cũng có thể do trong quá trình bọc răng sứ bác sĩ đã sử dụng mão sứ kém chất lượng, đồng thời kỹ thuật bọc sứ cũng có vấn đề khiến mão sứ bị cong, cộm, hở,... khiến thức ăn dễ dàng bị mắc lại gây đen chân răng, hôi miệng,...

2. Cách trị chân răng bị đen ngay tại nhà

Nếu tình trạng chân răng bị đen tương đối nhẹ thì bạn có thể áp dụng một số cách trị chân răng bị đen đơn giản ngay tại nhà:

2.1. Sử dụng muối và đường nâu

Muối và đường nâu có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn hình thành mảng bám trên răng, kể cả những vết đen ở những kẽ răng. 

Cách thực hiện:

- Pha loãng nửa thìa cà phê muối cùng nước ấm rồi súc miệng thật sạch.

- Ngậm 1/2 thìa đường nâu trong khoang miệng, dùng lưỡi đẩy đường đến các bề mặt của răng giúp kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn kết hợp với đường nấu để loại bỏ mảng bám trên răng.

- Sau khi đường tan, bạn chỉ c nhổ bỏ chúng đi và tiến hành đánh răng như thông thường.

- Dùng nước muối pha loãng để làm sạch đường trên răng.

- Thực hiện mỗi lần 3 phút và mỗi tuần 3 tuần để có kết quả tốt nhất.

Muối và đường nâu trị chân răng bị đen

2.2. Sử dụng muối và chanh

Để có được hiệu quả cao nhất, bạn có thể dùng cả vỏ chanh và nước cốt chanh vì chúng có công dụng làm sạch mảng bám, hỗ trợ nướu răng khỏe mạnh, ngăn ngừa hình thành vết đen tại chân răng.

Cách thực hiện:

- Nạo vỏ chanh đã rửa sạch, thái nhỏ rồi xay nhuyễn và cho thêm vài hạt muối.

- Lấy nước cốt chanh trộn vào hỗn hợp đã xay.

- Súc miệng bằng nước muối pha loãng rồi dùng hỗn hợp trên để đánh răng.

- Đánh răng với bàn chải như thông thường trong khoảng 3-5 phút.

- Dùng nước sạch súc miệng lại thật kỹ.

- Chỉ nên thực hiện 2-3 lần một tuần để tránh làm mòn men răng vì chanh có chứa nhiều axit.

Chữa chân răng bị đen với muối và chanh

3. Khắc phục chân răng bị đen tại nha khoa

Trường hợp chân răng bị đen ở mức độ nặng hơn, bạn có thể đến nha khoa để thực hiện một số biện pháp chuyên sâu hơn:

3.1. Cạo vôi răng

Trường hợp chân răng bị đen do mảng bám cao răng dày đặc thì bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng để khắc phục hiệu quả tình trạng này. Bác sĩ sẽ dùng máy lấy vôi răng bằng sóng âm hiện đại để cao răng từ từ rơi ra ngoài mà không cần tác động quá mạnh đến răng hoặc nướu. Điều này còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và không đau đớn trong suốt quá trình làm sạch vôi răng.

Cạo vôi răng trị chân răng bị đen

3.2. Điều trị sâu răng

Trong trường hợp đen chân răng do sâu răng thì bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vết sâu đồng thời trám bít lỗ sâu để cải thiện tính thẩm mỹ. Trám răng là phương pháp tốt nhất giúp khôi phục hình dáng của răng trở lại như ban đầu, đồng thời ngăn chặn sâu răng tái phát một cách hiệu quả.

Ngoài trám răng, bệnh nhân có thể thực hiện bọc sứ thẩm mỹ để khôi phục hoàn toàn khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ như răng thật. Tốt nhất nên lựa chọn răng toàn sứ để mão sứ không bị oxi hoá trong thời gian dài sử dụng, ngăn chặn tình trạng đen viền nướu.

Trám răng khắc phục chân răng bị đen

3.3. Tẩy trắng răng

Nếu răng chỉ bị đen do mảng bám sẫm màu thì phương án tối ưu nhất là tẩy trắng răng. Hiện nay bạn có thể thực hiện tẩy trắng răng tại nhà hoặc đến nha khoa. Các sản phẩm tẩy trắng răng trên thị trường hiện nay đều lành tính, được kiểm định chất lượng rõ ràng nên bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn thì sức khoẻ răng miệng sẽ không bị ảnh hưởng. 

3.4. Thay mão sứ

Trường hợp nếu mão sứ kim loại bị oxi hoá khiến chân răng bị đen thì bác sĩ sẽ tư vấn thay mão răng sứ toàn sứ mới để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất. Đây là loại mão sứ cao cấp nhất hiện nay, có tuổi thọ lên đến 20 năm và hoàn toàn không bị oxy hoá trong khoang miệng gây đen viền nướu. Đồng thời vật liệu cũng hoàn toàn lành tính và không gây bất kỳ kích ứng gì cho sức khỏe răng miệng.

4. Lưu ý phòng tránh tình trạng chân răng bị đen

Để giữ hàm răng luôn trắng sáng và khoẻ mạnh, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

- Quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh răng miệng tại nhà. Bạn cần chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau bữa ăn. Kết hợp cùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn có trong kẽ răng ngăn chặn mảng bám cao răng hình thành.

- Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, tránh dùng đồ ăn, đồ uống có màu, hạn chế thực phẩm quá ngọt hoặc quá chua.

- Chủ động thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo cao răng được làm sạch thường xuyên.

Vậy khi phát hiện chân răng bị đen ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng các cách tri chân răng bị đen tại nhà với những nguyên liệu đơn giản. Lưu ý rằng bạn nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, để khắc phục hiệu quả tình trạng này một cách nhanh chóng, bạn nên đến nha khoa uy tín để được thực hiện các biện pháp điều trị chuyên sâu.