VN

Chảy Máu Chân Răng Uống Thuốc Gì Hiệu Quả Cao?

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
2. Chảy máu chân răng có gây ảnh hưởng nguy hiểm gì không?
3. Chảy máu chân răng uống thuốc gì?
4. Chăm sóc răng miệng để điều trị chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng trên thực tế không phải là bệnh lý mà chỉ là dấu hiệu của các vấn đề răng miệng khác. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám cụ thể tìm ra được nguyên nhân của chảy máu chân răng. Từ đó, chảy máu chân răng uống thuốc gì sẽ được bác sĩ chỉ định đối với mỗi trường hợp khác nhau của mỗi người sao cho mang đến kết quả điều trị tốt nhất.

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng về cơ bản không phải là một loại bệnh lý răng miệng mà là biểu hiện của những vấn đề răng miệng khác. Nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng có thể kể đến như: 

  • Các mảng bám, vi khuẩn tích tụ lâu ngày bị vôi hoá thành cao răng làm tổn thương khiến chân răng bị chảy máu.
  • Việc chăm sóc răng miệng mỗi ngày được thực hiện không đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào nướu răng làm viêm nhiễm.
  • Trường hợp răng mọc lệch lạc, sai lệch khớp cắn cũng gây viêm nướu và dẫn đến chảy máu chân răng.
  • Cơ thể bị thiếu sức đề kháng, thiếu vitamin C hoặc mắc những căn bệnh về đường máu cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

2. Chảy máu chân răng có gây ảnh hưởng nguy hiểm gì không?

Bên cạnh những lý do trên, chảy máu chân răng cũng có thể chỉ đơn giản là do nướu hoặc răng vô tình bị va đập mạnh khi ăn nhai vật cứng. Nếu tình trạng này chỉ xảy ra trong chốc lát mà không tiếp diễn thêm lần nào nữa trong ngày thì khách hàng không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nếu chân răng bị chảy máu nhiều lần trong ngày hoặc dai dẳng trong nhiều ngày thì bạn cần đến nha khoa để được thăm khám tìm ra nguyên nhân cụ thể rồi mới có thể tiến hành điều trị triệt để.

3. Chảy máu chân răng uống thuốc gì?

Tuỳ vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như sau:

3.1. Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm là loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn với đặc tính làm giảm sưng viêm hiệu quả. Thuốc chống viêm Alphachymotrypsin là loại thuốc phổ biến nhất hiện nay vì có chứa loại enzyme có khả năng tăng cường các phản ứng hoá học trong cơ thể.

Thuốc chống viêm chữa chảy máu chân răng

Thuốc này có thể được sử dụng ở dạng viên uống hoặc dạng ngậm. Người lớn được chỉ định với liều 2 viên/ 1 lần, mỗi ngày từ 3-4 lần tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.

3.2. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cũng như các mảng bám có chứa vi khuẩn nên thường được sử dụng đối với trường hợp chảy máu chân răng do viêm nhiễm.

Thuốc kháng sinh chữa chảy máu chân răng

Một số loại thuốc kháng sinh trị chảy máu chân răng phổ biến như sau:

  • Thuốc Tetracycline: Thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, uống thuốc trước khi ăn từ 1-2 giờ vào lúc đói. Liều dùng mỗi lần là 500mg, dùng 2 lần mỗi ngày. Thời gian dùng thuốc kéo dài từ 5-7 ngày tuỳ vào tình trạng nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng sinh Azithromycin: Thuốc này sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu nặng. Đồng thời cũng được dùng để điều trị dành riêng cho bệnh nhân nghiện thuốc lá.
  • Thuốc Metronidazol: Đây là loại kháng sinh được kê cho những bệnh nhân bị viêm nha chu nặng, mang lại hiệu quả tốt nhất khi kết hợp cùng Spiramycin.
  • Thuốc Ciprofloxacin: Đây là loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm nha chu với thành phần Actinomycetemcomitans nhạy cảm. Thuốc được sử dụng dưới dạng viên chia làm 2 lần uống mỗi ngày, chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin: Thuốc có tác dụng chống lại tình trạng nhiễm khuẩn. Sử dụng 2 viên 500mg/ 1 lần và mỗi ngày 2 lần. Đây là loại kháng sinh được cho là an toàn với phụ nữ có thai và đang cho con bú.

3.3. Bổ sung vitamin quan trọng

Các loại vitamin như vitamin C, vitamin PP, vitamin E đều có tác dụng trong việc điều trị chảy máu chân răng. Trong đó, vitamin C là dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự viêm nhiễm và chảy máu chân răng. Vitamin E sẽ gây ra sự ức chế cho những tế bào viêm nhiễm. Còn vitamin PP sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo niêm mạc và lành lành thương nhanh chóng.

Bạn có thể bổ sung các loại vitamin này từ rau xanh, hoa quả hằng ngày hoặc sử dụng thuốc uống dạng viên.

Bổ sung vitamin quan trọng

3.4. Thuốc Đông Y

Nền Đông Y chỉ ra nguyên nhân chủ yếu gây ra chảy máu chân răng là vị nhiệt. Do đó, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông Y chữa chảy máu chân răng dưới đây:

Bài thuốc số 1:

Chuẩn bị các vị thuốc theo định lượng sau đây: 20g vỏ cây gạo, 20g cỏ mực sao đen, 20g bồ công anh, 12g liên kiều, 12g đương quy, 12g sâm đại hành, 10g sinh địa, 12g địa cốt bì, 10g trần bì, 12g cam thảo, 10g bạch thược. Bệnh nhân đun các nguyên liệu trên với nước ấm và đem sắc uống.

Bài thuốc số 2:

Chuẩn bị các nguyên liệu theo định lượng như sau: 20g thổ phục linh, 16g biển súc, 16g lá mã đề, 16g tang diệp, 16g cam thảo đất, 12g nam hoàng bá, 12g chi tử, 12g tông lư, 10g trần bì, 10g chỉ xác, 6g hoàng liên. Bệnh nhân đun các nguyên liệu trên với nước ấm và sắc lấy nước uống.

Thuốc đông y chữa chảy máu chân răng

4. Chăm sóc răng miệng để điều trị chảy máu chân răng

  • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau khi ăn xong để làm sạch mảng bám trên răng.
  • Dùng bàn chải lông mềm với lực chải vừa đủ tránh làm nướu răng bị tổn thương gây chảy máu chân răng.
  • Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ tấn công đến nướu răng.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn có trong các kẽ răng.
  • Sử dụng kem đánh răng chứa flour hỗ trợ răng thêm chắc khỏe.
  • Thăm khám định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm đảm bảo phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề răng miệng nếu có.

 

Vậy chảy máu chân răng uống thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Khách hàng lưu ý không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để đảo bảo an toàn cho sức khoẻ tổng thể cũng như tránh tình trạng chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.