VN

Chảy Máu Chân Răng Thường Xuyên Khi Đánh Răng Là Do Đâu?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Vì sao thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng?
2. Một số cách chữa chảy máu chân răng đơn giản tại nhà
3. Phòng tránh chảy máu chân răng khi đánh răng

thuong-xuyen-bi-chay-mau-chan-rang-khi-danh-rang

Chảy máu chân răng là tình trạng xảy ra khá phổ biến nhưng ít được mọi người quan tâm vì không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng thì lại là vấn đề đáng lo ngại vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng.

1. Vì sao thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng?

thuong-xuyen-bi-chay-mau-chan-rang-khi-danh-rang

Thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng có thể là do các nguyên nhân sau đây:

  1.1. Viêm nha chu

Viêm nha chu thực chất là diễn biến nặng hơn của bệnh viêm nướu khá phổ biến nếu không được khắc phục kịp thời. Lúc này, nướu trở nên sưng tấy nghiêm trọng hơn và nhạy cảm trước các tác động bên ngoài, bao gồm cả việc đánh răng mỗi ngày dẫn đến chảy máu ở chân răng. Ngoài ra, nướu bị nhiễm trùng khiến xương hàm và các mô nâng đỡ liên kết phần răng và nướu cũng không còn được chắc khoẻ, từ đó răng cũng có thể bị lung lay và gãy rụng.

  1.2. Sâu răng

Khi răng bị sâu, đặc biệt là sâu ở vị trí kẽ răng thì thức ăn bị đọng lại ở lỗ sâu sẽ gây viêm lợi ở kẽ răng. Những ổ nhiễm trùng này sẽ khiến lợi sưng đỏ và gây hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng. Bên cạnh đó, răng bị sâu sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt, khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số bệnh lý răng miệng khác.

  1.3. Áp xe răng

Áp xe răng chỉ trường hợp răng bị sưng đau và bắt đầu xuất hiện những túi mủ ở vị trí chân răng, vi khuẩn lúc này sẽ bắt đầu tấn công đến răng và nướu gây cảm giác đau nhức liên tục, đánh răng hay bị chảy máu, sốt và thậm chí là sưng mặt. 

  1.4. Thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng do mang thai

thuong-xuyen-bi-chay-mau-chan-rang-khi-danh-rang-do-mang-thai

Phụ nữ mang thai thường có sự thay đổi nội tiết tố làm tăng nguy cơ chảy máu vùng nướu. Đồng thời, ở giai đoạn này progesterone được sản sinh nhiều hơn nên sẽ làm tăng lưu lượng máu tới nướu kích thích gây chảy máu chân răng khi đánh răng.

  1.5. Thiếu chất cần thiết

Ngoài vấn đề về các bệnh lý khác, các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hằng ngày có vai trò rất quan trọng giúp răng và nướu phát triển mạnh khoẻ. Nguyên nhân thường xuyên chảy máu chân răng khi đánh răng có thể là do thiếu các chất cần thiết như kẽm, canxi, vitamin C, vitamin K có trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, cải xoăn, măng tây,...

  1.6. Sử dụng một số loại thuốc điều trị

Dùng thuốc điều trị một số bệnh khác cũng có thể gây chảy máu chân răng khi đánh răng. Một số thuốc dùng trong việc điều trị các bệnh mạn tính như tim mạch, đột quỵ, hay thuốc hoá trị điều trị ung thư cũng có thể gây chảy máu lợi.

  1.7. Bàn chải đánh răng thô cứng

Tuy nhiên, việc chảy máu chân răng cũng có thể đơn giản chỉ là do lông bàn chải đánh răng quá cứng và sử dụng một lực chải quá mạnh khiến phần nướu bị tổn thương và rướm máu. Lưu ý rằng bạn nên chải răng đúng cách để răng miệng được làm sạch thật kỹ chứ không phải chải răng với lực thật mạnh.

2. Một số cách chữa chảy máu chân răng đơn giản tại nhà

cach-chua-chay-mau-chan-rang

Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để chữa chảy máu chân răng ngay tại nhà:

  2.1. Dùng nước muối

Muối có khả năng sát khuẩn và làm sạch cao nên thường xuyên súc miệng với nước muối sau khi chải răng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và cầm máu chảy tại chân răng. Bạn có thể pha loãng khoảng nửa muỗng và phê muối tinh vào một cốc nước ấm rồi súc miệng trong vài giây từ 3 - 4 lần một ngày.

  2.2. Chườm đá

Trên thực tế, chảy máu chân răng không phải lúc nào cũng bắt nguồn từ bệnh nướu răng như đã đề cập phía trên. Trường hợp răng và nướu bị ảnh hưởng bởi tác động của bàn chải gây chảy máu chân răng thì bạn có thể chườm đá bên ngoài vùng bị chảy máu để giảm đau đớn.

  2.3. Sử dụng quế

Quế cũng là một chất chống vi khuẩn mạnh, giúp điều trị sâu răng và hạn chế hình thành dịch hạch, ngăn chặn viêm nướu. Bạn cần trộn bột quế với nước và bôi lên vùng bị chảy máu, để nguyên trong 2 phút và súc miệng lại với nước sạch.

  2.4. Sử dụng dầu bạc hà

Dầu bạc hà giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho răng miệng và cũng có tác dụng giúp giảm sưng viêm hiệu quả. Bạn dùng vài giọt dầu bạc hà thoa trực tiếp lên vùng lợi bị tổn thương rồi massage nhẹ nhàng trong vài phút.

3. Phòng tránh chảy máu chân răng khi đánh răng

phong-tranh-chay-mau-chan-rang-khi-danh-rang

Để phòng tránh chảy máu chân răng khi đánh răng, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  3.1. Sử dụng bàn chải lông mềm

Lựa chọn bàn chải đánh răng với đầu lông mềm sẽ giúp bạn thoải mái hơn vì răng, lợi không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn kích thước bàn chải phù hợp để có thể dễ dàng len sâu vào làm sạch bên trong khoang miệng mà không gây đau đớn. Lưu ý nên thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ tấn công gây chảy máu chân răng.

  3.2. Kết hợp chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng khá phổ biến hiện nay, chúng giúp loại bỏ các vụn thức ăn sâu bên trong các kẽ răng một cách dễ dàng. Bạn lấy một sợi chỉ dài khoảng 45cm, quấn vào 2 ngón tay, kéo căng và len vào kẽ răng để làm sạch. Lưu ý nên dùng lực vừa phải để nướu không bị tổn thương.

  3.3. Kiểm tra răng miệng định kỳ

Ngoài việc chú ý vệ sinh răng miệng mỗi ngày, bạn nên đến nha khoa để thực hiện cạo vôi răng định kỳ khoảng 6 tháng một lần để đảm bảo nướu không bị viêm nhiễm gây chảy máu chân răng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tổng quát được tình trạng răng miệng và kịp thời khắc phục nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.

Vậy thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng có thể là do biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến nướu hoặc do chính sự tác động của bàn chải đánh răng. Do đó, bạn nên lưu ý chải răng đúng cách, đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể để hạn chế chảy máu chân răng.